Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, có phía đông giáp với Cao Bằng, phía Tây giáp Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp Tuyên Quang. Nằm cách thủ đô Hà Nội 300km, Hà Giang là vùng đất cao nguyên đá nổi tiếng với phong cảnh hùng vĩ đẹp tựa tranh vẽ. Thu hút du khách với những thửa ruộng bậc thang óng ả khắp Hoàng Su Phì, cung đường Mã Pí Lèng uốn lượn hiểm trở nhưng cũng đầy thơ mộng, cao nguyên Đồng Văn bên bờ sông Lô, và chợ tình Khâu Vai nhộn nhịp với những người đồng bào vùng cao hiếu khách, chân chất
Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, có phía đông giáp với Cao Bằng, phía Tây giáp Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp Tuyên Quang. Nằm cách thủ đô Hà Nội 300km, Hà Giang là vùng đất cao nguyên đá nổi tiếng với phong cảnh hùng vĩ đẹp tựa tranh vẽ. Thu hút du khách với những thửa ruộng bậc thang óng ả khắp Hoàng Su Phì, cung đường Mã Pí Lèng uốn lượn hiểm trở nhưng cũng đầy thơ mộng, cao nguyên Đồng Văn bên bờ sông Lô, và chợ tình Khâu Vai nhộn nhịp với những người đồng bào vùng cao hiếu khách, chân chất
Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, có phía đông giáp với Cao Bằng, phía Tây giáp Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp Tuyên Quang. Nằm cách thủ đô Hà Nội 300km, Hà Giang là vùng đất cao nguyên đá nổi tiếng với phong cảnh hùng vĩ đẹp tựa tranh vẽ. Thu hút du khách với những thửa ruộng bậc thang óng ả khắp Hoàng Su Phì, cung đường Mã Pí Lèng uốn lượn hiểm trở nhưng cũng đầy thơ mộng, cao nguyên Đồng Văn bên bờ sông Lô, và chợ tình Khâu Vai nhộn nhịp với những người đồng bào vùng cao hiếu khách, chân chất
Hà Giang có diện tích là 7.884,37 km2, là một tỉnh vùng cao với đa số người dân sinh sống là những đồng bào dân tộc thiểu số như người Mông, Tày, Pu Péo, Pà Thẻn, Phù Lá, Lô Lô, Cờ Lao,… Trong số đó, dân tộc Tày là dân tộc có dân số đông nhất, chiếm khoảng 25% dân số trong tỉnh (khoảng 1,6 triệu người). Đến với Hà Giang, du khách có cơ hội trải nghiệm nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo
Hà Giang thuộc kiểu khí hậu cận nhiệt đới ẩm, là kiểu khí hậu đặc trưng với mùa hè nóng và ẩm, mùa đông lạnh và hanh khô hơn. Nhưng do địa hình cao nên khí hậu hà Giang mang nhiều sắc thái ôn đới hơn. Nhiệt độ trung bình cả năm rơi vào khoảng 21.6 đến 23.9 độ. Mùa nóng nhiệt độ có thể lên đến 40 độ C, mùa lạnh nhiệt độ xuống thấp khoảng 2.2 độ C
Thời điểm lí tưởng để khám phá Hà Giang
Tuy có phần khắc nghiệt nhưng về cơ bản bạn có thể du lịch Hà Giang vào bất kì thời điểm nào trong năm do mùa nào cũng đẹp và mùa nào cũng có những nét đặc trưng riêng.
- Tháng 1, 2 và 3: Đây là khoảng thời gian hoa đào, hoa mận nở rộ. Đây cũng là lúc nhiều lễ hội truyền thống diễn ra như lễ hội chọi trâu, lễ hội mừng thọ của người Tày, lễ hội lồng tồng, lễ hội đấu ngựa,…
- Tháng 4 là tháng của chợ tình Khâu Vai, hay còn gọi là chợ tình Phong Lưu nổi tiếng độc đáo có một không hai. Chợ được họp trên một quả đồi tại thôn Khâu Vai, xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Đến đây hòa mình vào không gian nhộn nhịp, náo nhiệt của chợ, chứng kiến hình ảnh những chàng trai, cô gái xúm lại trò chuyện, chia sẻ với nhau những câu chuyện cuộc sống
- Tháng 5, 6: mùa nước đổ. Đây là thời gian người dân bắt đầu chuẩn bị cho mùa vụ mới
- Tháng 8,9: mùa lúa chin. Đây là thời gian những thửa ruộng bậc thang khoác lên mình lớp áo vàng óng ả trải dài tới tận chân trời
- Tháng 10, 11: là mùa hot nhất trong năm. Hoa tam giác mạch nở rộ khắp sườn đồi, chân núi tạo thành 1 khung cảnh vô cùng lãng mạn
- Tháng 12: mùa hoa cải vàng rực rỡ
Xe máy
Nếu bạn là 1 phượt thủ và bạn yêu thích sự mạo hiểm, bạn có thể chọn di chuyển bằng xe máy. Cách Hà Giang khoảng 300 km (tương đương khoảng 8 – 10 tiếng tùy vào tốc độ chạy xe). Thời gian tuy dài, cung đường có phần khó đi tuy nhiên cảnh vật 2 bên đường sẽ không khiến bạn thất vọng
Hoặc bạn có thể gửi xe máy đi cùng với xe khách trong trường hợp bạn muốn mang xe máy lên Hà Giang nhưng không muốn tốn nhiều thời gian di chuyển từ Hà Nội. Nếu muốn gửi xe khách bạn cần liên hệ đặt sớm với nhà xe vì mỗi xe khách chỉ có thể mang từ 2- 3 xe máy
Một số cung đường phượt Hà Giang bằng xe máy bạn có thể tham khảo là:
- Hà Nội – Hà Giang – Quản Bạ - Yên Minh – Đồng Văn – Mã Pí Lèng – Mèo Vạc – Bắc Mê – Hà giang
- Mèo Vạc – Lũng Pìn – Mậu Duệ – Du Già – Hà Giang – Hà Nội.
- Niêm Sơn (Hà Giang) – Bảo Lộc (Cao Bằng) – Bắc Kạn – Hà Nội.
- Hà Nội – TP Hà Giang – Bắc Quang – Tân Quang – Hoàng Su Phì – Xín Mần – Cốc Pài – Lào Cai – Hà Nội.
Xe khách giường nằm
Các tuyến xe khách đến Hà Giang thường khởi hành từ bến xe Mỹ Đình. Thời gian trung bình cho mỗi chuyến khoảng 4-5 giờ, giảm xuống 1 nửa so với đi bằng xe máy. Giá xe giường nằm cũng không đắt, dao động trong khoảng 200 – 250 nghìn đồng cho 1 người. Xe thường xuất phát lúc 20 – 22h hàng ngày
Một số xe khách đi Hà Giang bạn có thể tham khảo là Hải Vân, Cầu Mè, Hưng Thành, Ngọc Cường, Bằng Phấn, Khải Huyền, Khanh Hằng.
Đến với Hà Giang, du khách sẽ không phải lo lắng về vấn đề chỗ ở. Khách sạn, nhà nghỉ tại Hà Giang khá nhiều và giá cả cũng rất phải chăng. Bạn có thể dễ dàng lựa chọn và đặt phòng trên các trang web đặt phòng lớn và uy tín như booking.com, agoda, vntrip.vn hoặc traveloka. Chỉ với 1 cú click chuột vô cùng đơn giản và tiện lợi phải không nào
3 điểm dừng chân được lựa chọn nhiều nhất bởi du khách Việt là trung tâm thành phố Hà Giang, phố cổ Đồng Văn và thị trấn Yên Minh
Khách sạn, nhà nghỉ tại trung tâm thành phố Hà Giang
Trung tâm thành phố Hà Giang chỉ là điểm dừng chân tạm thời cho du khách trước khi đến với Đồng Văn, nên hầu như thời gian ở lại sẽ không quá 1 ngày. Khách sạn ở đây không nhiều mà chủ yếu là các nhà nghỉ giá rẻ để khách qua đêm. Giá dao động từ 70 – 300 nghìn/ đêm
Nhà nghỉ, homestay tại phố cổ Đồng Văn
Tại Đồng Văn bạn có thể lựa chọn 2 kiểu: khách sạn hoặc homestay. Khách sạn tại Đồng Văn chất lượng khá ổn, thường là từ 1 đến 3 sao và có giá dao động từ 200 – 500 nghìn/ đêm. Mặt khác thuê homestay cũng là 1 trải nghiệm khá thú vị đối với du khách. Homestay tại Đồng Văn thường là những ngôi nhà cổ có tuổi đời trên 100 năm. Bạn sẽ được trải nghiệm, khám phá những nét văn hóa địa phương; cùng làm, cùng sống và trao đổi trực tiếp với người dân.
Một trong những homestay có tiếng nhất tại thị trấn Đồng Văn là Nhà cổ Homestay tại số 10, phố cổ Đồng Văn. Nhà cổ này có tuổi thọ gần 200 năm và là căn nhà duy nhất tại đây còn giữ nguyên bản những kiến trúc cổ xưa ở thị trấn Đồng Văn
Thị trấn Yên Minh
Yên Minh là huyện biên giới phía Bắc tại phía đông bắc tỉnh Hà Giang, phía đông giáp huyện Mèo Vạc và phía tây giáp huyện Quản Bạ. Một số nhà nghỉ, homestay tốt bạn có thể tham khảo là Tom homestay, Du Già homestay, nhà nghỉ Thiên Thoa, nhà nghỉ Thanh Thảo, nhà nghỉ Tấn Tú, nhà nghỉ Kim Tình,…
Nhà của Pao
Sau khi xuất hiện trong bộ phim “Nhà của Pao”, ngôi nhà cổ tuyệt đẹp này đã trở thành điểm đến du lịch không thể bỏ qua với các du khách đến Hà Giang. Nhà của Pao nằm ở thôn Lũng Cẩm, thuộc xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, Hà Giang. Ngôi nhà là “tứ đại đồng đường” của một gia đình người Mông nổi tiếng nhiều năm trước. Cổng vào nhà Pao được làm bằng gỗ, chân cột và tường rào bằng đá, mái ngói âm dương phủ kín dấu vết thời gian. Phía sau nhà có trồng 1 cây đào rừng, mỗi dịp tết đến xuân về cây đào nở rộ khiến không gian trở nên ấm áp hơn. Giữa cao nguyên đá khô cằn, “nhà của Pao” như một bức tranh thu nhỏ về cuộc sống đồng bào Mông với vẹn nguyên nét đẹp huyền bí và quyến rũ.
Hoàng Su Phì
Nằm cách biên giới Hà Giang khoảng 50km, Hoàng Su Phì là 1 huyện vùng cao thu hút những du khách ưa mạo hiểm bởi đường lên khá hiểm trở. Những thửa ruộng bậc thang kéo dài tới tận chân trời, vào mùa lúa chín hay mùa nước đổ đêu mang trong mình những vẻ đẹp riêng, Đứng trước khung cảnh bao la đó, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của hàng nghìn thửa ruộng bậc thang đều tăm tắp, uốn lượn bao quanh những sườn đồi, lưng núi.
Dốc Bắc Sum – cung đường không thể bỏ qua của những phượt thủ
Thuộc xã Minh Tân, Vị Xuyên, dốc Bắc Sum được nhiều người ví như đèo Pha Đin của vùng đất cao nguyên đá. Con dốc dài khoảng vài cây số, từ dưới chân ngọn “Núi Đôi”, con đường lên dốc Bắc Sum uốn lượn giống như 1 con rắn. Nếu đến vào mùa đông, du khách sẽ như lạc vào cõi tiên cảnh với mây trắng bồng bềnh và sương mù giăng kín lối
Dinh thự họ Vương
Dinh thự họ Vương hay còn gọi là dinh thự của vua Mèo, nằm tại địa bàn xã Xà Phìn, huyện Đồng Văn, Hà Giang. Với tổng diện tích 3.000m2, tòa dinh thự được xây dựng trong vòng 9 năm từ năm 1919 đến năm 1928 với tôngr kinh phí 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương, tương đương 150 tỷ đồng ngày nay
Dinh thự họ Vương được xem là viên ngọc xanh giữa lòng cao nguyên đá. Toàn bộ dinh được xây theo hình chữ Vương, bao quanh bởi hàng cây sa mộc cổ kính, với mỏm đồi hình mai rùa cùng dãy sa mộc vươn lên khiến cho Dinh họ Vương sừng sững, uy nghĩ giữa trời xanh, núi rừng hùng vĩ.
Đèo Mã Pí Lèng – sông Nho Quế
Với độ cao trên 2.000m so với mực nước biển cùng với chiều dài khoảng 20km, đèo Mã Pí Lèng được mọi người gọi là 1 trong “tứ đại đỉnh đèo” của vùng núi phía Bắc Việt Nam. Với địa hình hiểm trở và cảnh quan hoang sơ hùng vĩ, đèo Mã Pí Lèng cùng với đèo Pha Đin, Ô Quy Hồ và Khau Phạ đã góp phần làm nên vùng núi phía Bắc Việt Nam nên thơ và trữ tình.
Mã Pí Lèng gọi theo tiếng Quan Hỏa có nghĩa là “sống mũi con ngựa” theo nghĩa đen, nói rộng ra miêu tả sự hiểm trở của đỉnh núi, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa. Con đường đèo uốn lượn qua những vách núi, vượt qua đỉnh Mã Pì Lèng ở độ cao 2000 mét, dưới chân là vực sâu sông Nho Quế như sợi chỉ mỏng manh bốn mùa xanh màu ngọc bích.
Phố cổ Đồng Văn
Nằm cách thành phố Hà Giang tầm 160km trên cao nguyên đá ở độ cao từ 1000 – 1600m, khu phố và chợ cổ Đồng Văn chính là điểm dừng chân của nhiều du khách. Khu phố cổ không lớn, chỉ vẻn vẹn 40 nóc nhà nằm san sát nhau nhưng cũng không kém phần rộn ràng và kỳ ảo. Bắt đầu từ thế kỷ 20, ban đầu khu phố chỉ có vài gia đình người Mông, Tày và Hoa sinh sống. Đến nay khu phố còn có thêm nhiều cư dân địa phương khác tìm đến và định cư. Kiến trúc phổ biến có thể dễ dàng nhận thấy là nhà hai tầng được lợp ngói âm dương, trước cửa còn treo đèn lồng của người Hoa
Vào các ngày 14, 15 âm lịch hàng tháng tại đây thường diễn ra “đêm phố cổ”. Vì vậy nếu bạn đến Đồng Văn vào thời gian này sẽ được hòa mình vào không khí lễ hội. Khu phố đồng loạt treo đèn lồng đỏ, bên cạnh đó là một số hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc như trưng bày thổ cẩm, trình diễn và bày bán những món ăn truyền thống
Cột cờ Lũng Cú
Cột cờ Lũng Cú là 1 cột cờ quốc gia nằm tại đỉnh núi Rồng tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, có độ cao khoảng 1.470m so với mực nước biển. Nếu mô phỏng một cách tương đối hình dạng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc thành một chóp nón thì hai điểm thấp nhất theo vĩ độ là A Pa Chải, Điện Biên và Sa Vĩ, Móng Cái, còn Lũng Cú là đỉnh của chóp nón này cũng là điểm cao nhất của cực Bắc Việt Nam. Có thể nói đây là 1 trong những điểm được giới trẻ Việt Nam chụp ảnh check-in nhiều nhất khi đến Hà Giang. Để lên được đỉnh Lũng Cú, từ bãi đỗ xe giữa lưng chừng núi, du khách sẽ phải chinh phục 286 bậc đá để lên độ cao 1.700m.
Núi đôi Cô Tiên Quản Bạ và Cổng Trời
Cách thành phố Hà Giang 46km về phía Bắc, để đến được cổng trời Quản Bạ bạn sẽ phải vượt qua dốc Bắc Sum. Từ cổng Trời, bạn có thể ngắm trọn thị trấn Tam Sơn với khí hậu mát mẻ quanh năm và chiêm ngưỡng núi đôi Cô Tiên quyến rũ. Núi Đôi như một tuyệt tác độc nhất vô nhị mà thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất Hà Giang.
Rừng thông Yên Minh
Rừng thông Yên Minh cách trung tâm thành phố khoảng 100km về phía Đông Bắc. Men theo quốc lộ 4C chạy từ Cán Tỷ lên trung tâm qua 3 xã: Bạch Đích, Na Khê, Lao Và Chải là một cung đường đẹp, thơ mộng và đầy cuốn hút khiến cho bạn có cảm giác như đang ở Đà Lạt vậy. Cung đường rừng thông Yên Minh trải dài từ đoạn xã Na Khê đến thị trấn Yên Minh với 2 bên đường bạt ngàn cây thông
Chợ phiên Hà Giang
Đến với Hà Giang đừng quên trải nghiệm phiên chợ phiên sôi động và tấp nập tại đây. Chợ phiên diễn ra thường xuyên, thời gian tính theo từng địa điểm và hàng hóa đa dạng khác nhau của nhiều dân tộc miền núi. Nếu bạn muốn hiểu thêm về bản sắc văn hóa, lối sống của người sơn cước thì chợ phiên chính là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.
Bánh cuốn phố cổ Đồng Văn
Nếu có dịp ghé thăm phố cổ Đồng Văn, đừng quên thưởng thức món bánh cuốn thơm ngon lạ miệng thường được bán vào buổi sáng. Bánh được làm từ bột gạo hấp tráng mỏng, mềm, mịn với thịt mộc nhĩ băm nhỏ làm nhân. Ăn kèm với bánh là 1 bát nước canh được hầm từ xương cùng với hành mùi tàu thái nhỏ và 1 miếng chả thơm. Bánh cuốn trứng thì lại càng hấp dẫn. Khi bánh vừa chin tới, đập thêm quả trứng gà vào rồi đậy vung chờ 1 lúc, sau đó cho thêm nhân mộc nhĩ thịt băm. Cái hay của bánh trứng là trứng chin lòng đào nhưng bánh vẫn giữ được độ mềm mịn và không bị nát. Một món ăn không thể chối từ nhất là vào mùa đông lạnh giá
Xôi ngũ sắc
Xôi ngũ sắc cũng là 1 trong những đặc sản nổi tiếng tại Hà Giang. Xôi hấp dẫn thực khách với màu sắc bắt mắt, thường là 5 màu trắng, vàng, xanh dương, đỏ, tím cùng hòa quyện. Màu sắc của xôi được tạo thành nhờ các loại lá ướp. Xôi được làm từ gao nếp nương, dẻo, mềm và có mùi thơm đặc trưng. Công đoạn chế biến khá cầu kì, lá cây được rửa sạch, đem đun với nước suối tạo ra màu đặc biệt và sử dụng nước đó làm màu.
Bánh tam giác mạch
Bánh được chế biến từ hạt của cây tam giác mạch, có hình tròn giống bánh rán. Bánh mềm xốp, có vị bùi và phảng phất chút mùi hăng đặc trưng của cây rừng. Bánh thường được nướng trên bếp than
Thắng cố
Thắng cố là món ăn đặc sản của vùng cao. Thắng cổ chuẩn được làm từ nội tạng của ngựa hoặc bò, luôn nóng hổi khi múc ra bát. Ăn kèm đó là 1 bát muối hoặc bột canh, khi ăn mới chấm cho vừa miệng mỗi người. Mùi thơm của các loại hạt, thảo quả, sả, ớt và tiêu hòa quyện với vị béo ngậy của thịt ngựa giúp đánh tan tiết trời se lạnh trên vùng cao. Bạn có thể thưởng thức thắng cổ tại các phiên chợ phiên với giá dao động khoảng 20.000 đồng một bát
Cháo ấu tẩu
Ấu tẩu là 1 loại củ độc nhưng đã được người dân nơi đây chế biến thành món ăn có lợi cho sức khỏe. Trước khi đem nấu, ấu tẩu phải được ngâm kỹ trong nước vo gạo đặc 1 đêm. Sau đó đem rửa sạch, ninh ấu tẩu them khoảng 4 tiếng cho mềm và bở. Gạo nấu cháo ấu tẩu gồm 2 loại là gạo tẻ và gạo nếp. Sau đó cho ấu tẩu đã được ninh vào cùng gạo và nước dùng từ chân giò lợn và nấu với nhau đến khi cháo chín. Cháo được ăn kèm trứng gà, ớt, tiêu, hành và rau mùi
Thịt gác bếp
Thịt trâu, lợn gác bếp thường được làm từ những thớ thịt thái dọc dài, từng miếng thịt trâu, thịt lợn được xiên vào những que to rồi treo lên gác bếp. Trước khi mang gác bếp, thịt được tẩm các gia vị như ớt, gừng, đặc biệt là mắc khén. Thịt gác bếp là món ăn khoái khẩu không thể thiếu trong những bữa tiệc tại vùng cao
Phở chua Hà Giang
Có nguồn gốc bắt nguồn từ Trung Quốc, phở chua hay còn gọi là “Lương pàn” là món ăn khá nổi tiếng tại Hà Giang. Món ăn này có vị chua chua, lạ miệng, thanh và mát nên rất thích hợp vào mùa hè nóng bức
Thắng dền
Thắng dền giống món bánh trôi tàu tại Hà Nội. Món ăn được làm từ bột gạo nếp có nhân đỗ hoặc nhân chay và được nặn thành những viên bánh nhỏ. Sau đó cho vào nồi luộc đến khi nổi lên thì vớt ra. Thắng dền ăn cùng nước đường đun sôi cùng với cốt dừa và gừng, có tể rắc them dừa nạo, vừng hoặc lạc và thường được ăn nóng
Cơm lam Bắc Mê
Ai có dịp đến thăm Hà Giang mà bỏ qua món cơm lam vừa dẻo vừa thơm này thì thật là đáng tiếc. Cơm lam là cơm được nấu bằng ống nứa hoặc ống tre và được nướng chín trên than lửa. Cơm lam mềm dẻo, vị thơm quyện vào mùi lá dong, lá chuối nướng hấp dẫn. Cơm có thể ăn không hoặc ăn kèm với muối vừng, ruốc hoặc thức ăn khác tùy vào sở thích của mỗi người.
Rêu nướng
Rêu tươi thường được lấy ở những khe đá dưới suối, sau đó đem đi rửa sạch, vò hết nhớt, xé nhỏ và tẩm gia vị. Tiếp đó rêu sẽ được gói chặt trong những chiếc lá dong bằng dây lạt tre và đem đi nướng cho tới khi chín thơm. Đây là món ăn khá phổ biến vì rêu nướng có tác dụng lưu thông khí huyết, thanh nhiệt, giải độc và ổn định huyết áp
Khi đi du lịch
- Mang theo quần áo ấm vì khí hậu vùng cao thường thay đổi đột ngột và thời tiết sẽ lạnh về đêm
- Nếu du lịch trong khoảng tháng 7 và tháng 8 thì nên mang ô hoặc áo mưa vì đó là thời điểm mùa mưa nên du khách có thể gặp những cơn mưa rào bất chợt
- Địa hình tại 1 số điểm tại Hà Giang khá là trắc trở nên nếu du khách không biết đường thì nên nhờ người bản địa hoặc hướng dẫn viên dẫn đường
Khi đi vào bản
- Khi vào bản, làng, vào nhà dân, nếu trên đường đi có cắm lá cây xanh hoặc cọc dấu thì bạn không nên vào vì dân làng hoặc chủ nhà đang kiêng người lại đến
- Khi vào nhà dân không được đi thẳng 1 mạch từ đầu nhà vào bếp trong
- Không ngồi vào cửa móng (cửa sổ gian tiếp khách)
- Không ngồi vào đệm ngồi khi chủ nhà chưa mời vì đệm mời thường là dành cho bề trên hoặc khách quý
- Không nói to với cử chỉ gay gắt
- Không xoa đầu trẻ em
- Không thổ lộ tình cảm thái quá đối với phụ nữ đã có chồng, con gái có người yêu hoặc phụ nữa góa chồng
Xem thêm